Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on tumblr
Share on vk

Làm theo chuẩn nào?

From : Brandson

Một trong những cái hay của phương Tây là họ biết khái quát hoá thực tiễn thành lý luận, thành quy luật. Từ đó viết thành những đúc kết, khái quát thành những quy luật hữu ích có giá trị thực tiễn cao.
Các quy luật đúc kết này được xem là những benchmark – những chuẩn đánh giá.
Người làm bài bản & quen tư duy thực tế hay hỏi câu hỏi này: cái đó theo chuẩn nào?

Không có chuẩn là nguyên nhân của những hệ luỵ sau.

Không thể hệ thống hoá những cái đã làm đúng Có nhiều chủ doanh nghiệp chẳng có biết thương hiệu là gì, họ làm đúng bài nhiều thứ hoàn toàn theo bản năng mách bảo. Nhưng họ không biết cái đang làm đúng đó có thật đúng bài nào không, có nên nhân rộng lên hay không và làm thế nào để văn bản hoá nó cho toàn tổ chức thực thi nhất quán. Bài bản, nhiều khi không hẳn là những phát hiện mới. Bài bản theo chuẩn còn có cả nhiệm vụ hệ thống hoá những cái cũ đã đúng để có cơ sở tuân thủ khi thực thi và đánh giá kết quả.

Thiếu nhất quán
Va chạm thực tế nhiều, kinh nghiệm thực tế nhiều. Nhưng vẫn thiếu nhất quán, nhất là trong một tổ chức quy mô rộng về nhân sự và đa dạng thị trường. Nguyên nhân đến từ không đúc kết thành chuẩn, thành các KPIs để làm theo. Nhớ thì áp dụng, không nhớ sẽ bỏ qua. Khi thảo luận một ý tưởng sáng tạo cho chiến dịch truyền thông, nếu không có chuẩn giá trị chiến lược dẫn dắt, nhiều khi sự sáng tạo có thể rất hay, nhưng không phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Tình trạng này nếu lặp lại nhiều lần, một chân dung thương hiệu thiếu nhất quán là điều khó tránh khỏi.

Tranh cãi không có hồi kết
Khi thiếu chuẩn chung, các buổi tranh luận đa chiều sẽ không thể đi đến kết luận cuối cùng. Mỗi người đều cho rằng họ đúng nhất vì họ dựa vào chuẩn của cá nhân họ. Kết quả là tranh luận sôi nổi, nhiều ý kiến đóng góp nhưng năng suất thấp. Và quan trọng là không thể có kết quả cuối cùng để triển khai bước thiếp theo. Thậm chí có người lập luận cùn theo kiểu là cứ làm đi chẳng cần chuẩn theo lý thuyết nào cả. Những vấn đề mới, ý tưởng mới thì đúng là như vậy. Người mở đường tự tạo chuẩn cho mình. Nhưng với những công việc thiên hạ đã làm từ lâu, đúc kết từ lâu thì nói cứ làm chẳng cần chuẩn nào là nói ẩu. Nói vậy một là để che dấu kiến thức hạn chế, hai là vì động cơ bảo vệ ý kiến cá nhân. Bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào cũng có những những phương pháp luận, những quy luật đúc kết từ đau thương của thực tiễn.

Standardize word on colored ribbons in a ball to illustrate a systemized, consistent, organized approach toward working processes or procedures

Làm theo chuẩn nào?
Càng biết càng không dám nói ẩu. Người thông minh không làm hùng hục, họ làm khôn ngoan và hiệu quả. Và theo chuẩn đã được thừa nhận.

BrandSon

More post

Những đièu vẩn vơ

Có nhiều điều để nói mà khi chuẩn bị viết ra là nó lại biến đâi đâu mất hết. Để rồi suy nghĩ trong đầu vẫn quẩn quanh ở đó

Sự trớ trêu cho kẻ khù khờ

Cuộc sống đúng là trớ trêu. Cứ cho người ta suy nghĩ về những điều tốt đẹp rồi ngay sau đó lại tước đi mất. Những điều không tưởng và

Hôm nay mình đã khóc!!!

Hôm nay mình đã khóc!!!Uhm thì hôm nay là cuối tuần, đi xem một bộ film nhưng mà mình không nghĩ nó lại làm mình khóc. Nói là khóc thì

Một buổi chiều

Dạo này tâm trạng không thể nói là tốt hơn hay là xấu hơn. Luôn là những sự vận động, thay đổi không ngừng bởi những chuyện xảy ra xung

Buồn làm sao buông?

Ngẫm về những điều chưa biết, thì cảm thấy bế tắc thực sự. Có lẽ người ta gọi là khủng hoảng tuổi trung niên cũng nễn. tìm trong kí ức

Hạnh phúc ??? – Nguyễn Tuấn

Biết bao nhiêu người đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng tôi xin chia sẻ một câu nói hay của Mahatma Gandhi để suy nghĩ thêm. Trước