Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on tumblr
Share on vk

Viết cho những ai vừa buông bỏ.

Viết cho những ai vừa buông bỏ.

Khi nào thì bạn quyết định thôi không nỗ lực phấn đấu nữa vì cuộc sống có quá nhiều khó khăn và bất công?

Khi nào thì bạn quyết định từ bỏ, không nỗ lực thực hiện đến nơi đến chốn một ý đồ làm ăn nữa vì cái ngày thành công còn có vẻ xa mờ xa mịt quá?

Khi nào thì bạn quyết định thôi không đến lớp học hàng đêm vì đi làm về lúc nào cũng rất oải mà đường thì lại thường xuyên kẹt xe, ngập lụt, còn học thì học hoài mà chưa thấy giỏi?

Khi nào thì bạn quyết định thôi không theo đuổi một tình yêu vì có vẻ như nó là một tình yêu đơn phương và vô vọng?

Khi nào thì bạn quyết định đầu hàng trước những khó khăn? Khi nào thì bạn cảm thấy mình tuyệt vọng?

Bạn sẽ không đưa ra những quyết định ấy khi trong người bạn cảm thấy phấn chấn, cảm thấy trong người sung sức, tràn đầy sinh lực. Bạn chỉ đưa ra những quyết định ấy khi bạn đang ở trạng thái suy sụp tinh thần. Bạn cảm thấy mình yếu đuối, bạn bị cạn năng lựơng cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Ai trong chúng ta cũng đều có những lúc thăng, và những lúc trầm. Những lúc thăng, bạn làm việc không biết mệt mỏi, tưởng như không ai có thể ngăn cản được bước chân của bạn.
Còn những lúc trầm, bạn cảm thấy mình không còn ham muốn gì nữa cả. Đó chính là những lúc bạn sẵn sàng buông bỏ, buông bỏ tất cả mọi thứ.

Một số người có thể vượt qua được những giây phút hiểm nghèo ấy một cách an toàn. Trong khi số khác thì không.

Những người có thể vượt qua được, tôi cho là họ thuộc hai loại. Hoặc họ là những người có thể tự lên giây cót cho mình, những người có tư duy lạc quan.
Với họ, họ luôn tin “sau cơn mưa trời sẽ lại sáng”. Họ luôn có thể tìm thấy một tia sáng le lói trong màn đêm u tịch.

Còn số khác, số này đông hơn, là những người đã được rèn luyện từ cuộc sống. Họ đã quen chịu đựng và trưởng thành từ những khó khăn. Họ vươn lên từ những thách thức và quen dần.
Những người này, họ không phải là người miễn dịch với stress, mà chỉ là sức chịu đựng của họ cao hơn những người bình thường.

Theo tôi, cách tốt nhất có lẽ là hãy cố gắng đừng để mình rơi vào trạng thái cùng cực hiểm nghèo ấy. Đừng chờ mình rơi xuống đáy của nốt trầm, bởi lúc ấy bạn không còn đủ tỉnh táo để tính toán, suy nghĩ gì nữa.

Một mặt, hãy rèn luyện tính kiên trì của mình ngay từ những việc nhỏ nhất, hãy cố vượt qua khó khăn để làm đến nơi đến chốn những việc được giao vào tay mình, để nó dần dần trở thành thói quen, thành phản xạ tự nhiên.
Thay vì né tránh những thách thức nhỏ, để rồi một lúc nào đó phải chật vật đối phó khi gặp những thách thức lớn hơn, những thách thức mà mình chắc chắn sẽ gặp và không thể chối bỏ.

Mặt khác, phải học cách “quản lý” những nốt trầm của mình. Khi thấy đã nỗ lực nhiều, đã tổn hao nhiều tinh thần mà thách thức thì vẫn còn trơ trơ ra đó, thì hãy tìm cách tạm ngưng lại cái đã.
Lúc này bạn cần phải tìm cách để tạm thời thoát ra khỏi cái trạng thái nguy hiểm ấy. Mục đích là để bơm lại tinh thần, để tích lũy, dưỡng lại thể lực cái đã rồi hãy tiếp tục vật lộn với nó.

Nếu bạn để ý, thì bạn sẽ thấy các vận động viên tennis đỉnh cao họ cũng làm vậy. Khi bị địch thủ đánh bại liên tục 2,3 ván, họ biết nếu tiếp tục đánh thì mình dễ bị thua luôn, vì vài ván thua dễ dàng kia đã làm cho mình phần nào xuống tinh thần, mình dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng dẫn đến buông luôn.

Những lúc ấy những người chuyên nghiệp và đã được huấn luyện kỹ năng này, thì họ sẽ không ngại để giả vờ báo cáo bị chấn thương, để xin nghỉ vài phút để bác sỹ vào chăm sóc. Hoặc thậm chí là vờ xin đi toilet… Và trong lúc ấy vừa tranh thủ hồi phục thể lực, hồi phục tinh thần và cố nghĩ ra cách để vượt qua thách thức trước mặt.

Tất cả những gì mà chúng ta cần làm là nhằm tránh không để mình rơi xuống đáy của bờ vực của sự tuyệt vọng.

Nên nhớ, muốn thành công, muốn làm được những việc lớn, thì bạn phải có khả năng vượt qua được những vực trầm hiểm nghèo trên con đường mình đi.
Còn muốn có cuộc sống vui vẻ, thì bạn phải học cách sống chung với nó. Tức là phải rèn luyện để làm quen những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

Đỗ Hòa

More post

Một buổi chiều

Dạo này tâm trạng không thể nói là tốt hơn hay là xấu hơn. Luôn là những sự vận động, thay đổi không ngừng bởi những chuyện xảy ra xung

Buồn làm sao buông?

Ngẫm về những điều chưa biết, thì cảm thấy bế tắc thực sự. Có lẽ người ta gọi là khủng hoảng tuổi trung niên cũng nễn. tìm trong kí ức

Hạnh phúc ??? – Nguyễn Tuấn

Biết bao nhiêu người đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng tôi xin chia sẻ một câu nói hay của Mahatma Gandhi để suy nghĩ thêm. Trước

Chơi Vơi

Đôi lúc ngẫm nghĩ lại cuộc sống hàng ngày chỉ quanh quẩn đi làm, đi cafe hoặc gặp gỡ bạn bè rồi tối về ngủ 1 giấc mà thôi. Rồi

Thu hút

Loading Cái đẹp , cái trẻ luôn có sự thu hút nhất định. Nó là một cái gì đó khó tả. Kiểu như một sự thu hút mà bản thân

Vì sao cố gắng…

Loading Dạo này cảm giác rằng mọi thứ cứ trôi đi một cách không có nhiều kiểm soát. Xem mấy bọ film giải trí và thức đêm nhiều hơn trước