Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on tumblr
Share on vk

Chạy trong lãng quên

Chạy trong lãng quên

Hôm qua, tôi theo vợ lên Đồng Nai theo Tiến Minh đánh trận chung kết giải VĐQG. Thật buồn cười khi trận đầu tiên tôi xem Minh đánh cũng là trận cuối cùng. Anh quyết định không đánh giải VĐQG nữa, từ mùa giải năm sau.

Tất nhiên là Minh vô địch, không có gì bất ngờ. Kết thúc quả đánh cuối cùng, Minh nắm chặt tay, hét lên một tiếng. Anh vui, một niềm vui trong… sự kỳ vọng, chứ không phải kiểu hạnh phúc vỡ òa. Rồi từ trên khán đài, tôi thấy các phóng viên tiến đến chỗ của Minh. Còn người vừa bại trận trước Minh ở chung kết, Phạm Cao Cường, lủi thủi một mình. Anh thu dọn đồ đạc, bỏ cái áo vừa đổi của Minh vào giỏ, mặc một chiếc áo mới rồi đi về. Không một ai nhìn anh, bởi vì ai mà cần biết cảm giác của một kẻ thua cuộc cơ chứ.

Thể thao lạ lùng ở chỗ ấy. Người ta chỉ nhìn về kẻ thắng cuộc, và những ai không vô địch đều là thua cuộc. Nhưng Phạm Cao Cường, và biết bao bại tướng trước đó của Minh có “thất bại” không? Thua người số một trong lĩnh vực của họ mà bị xem là thất bại ư?

Tôi nhớ Dimitar Berbatov và Zlatan Ibrahimovic, hai cầu thủ cứ liên tục nhận danh hiệu cầu thủ hay nhất đất nước của họ. Và cả hai đều đã từng nói với Ban tổ chức: đừng trao giải cho họ nữa, hãy dành sự thừa nhận ấy cho người khác, bởi còn rất nhiều người xứng đáng.

Bóng đá nói chung và thể thao đỉnh cao thế giới nói chung hiện nay đều chú mục vào những người chiến thắng. Ai là người về nhì sau Michael Phelps và Usain Bolt trong những lần họ đi vào lịch sử? Chả ai thèm nhớ họ cả. Người ta không quan tâm họ đã nỗ lực thế nào, hy sinh bao nhiêu cho cái mục tiêu không tưởng: đánh bại người số một. Bolt, Phelps, Zlatan hay cả Tiến Minh là những câu chuyện hay, nhưng bại tướng của họ thì sao? Họ không đáng được tôn vinh ư?

Trong bài viết “Nét đẹp của những người chạy marathon về cuối”, anh Đặng Hoàng Giang bảo anh thích nhìn những người chạy cuối cùng của các cuộc thi marathon. Họ không tranh với ai nữa, mọi người đã về hết rồi, họ có thể bỏ cuộc giữa chừng, nhưng họ vẫn chạy. Họ âm thầm thực hiện mục tiêu mà họ đã đặt ra với chính mình, không cần ai quan tâm.

Cuộc sống này thật vô nghĩa phải không. Và chúng ta, sau bao nhiêu dèm pha, chỉ trích, phớt lờ, vẫn phải chạy nốt cuộc marathon của đời mình. Nhưng hỡi ôi, có phải ai cũng “được” lãng quên đâu. Thỉnh thoảng người ta vẫn trỏ vào ta:

– Xem cái tên kém cỏi ấy kìa, thật đáng thương làm sao.

Via Bình Bồng Bột

More post

Một buổi chiều

Dạo này tâm trạng không thể nói là tốt hơn hay là xấu hơn. Luôn là những sự vận động, thay đổi không ngừng bởi những chuyện xảy ra xung

Buồn làm sao buông?

Ngẫm về những điều chưa biết, thì cảm thấy bế tắc thực sự. Có lẽ người ta gọi là khủng hoảng tuổi trung niên cũng nễn. tìm trong kí ức

Hạnh phúc ??? – Nguyễn Tuấn

Biết bao nhiêu người đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng tôi xin chia sẻ một câu nói hay của Mahatma Gandhi để suy nghĩ thêm. Trước

Chơi Vơi

Đôi lúc ngẫm nghĩ lại cuộc sống hàng ngày chỉ quanh quẩn đi làm, đi cafe hoặc gặp gỡ bạn bè rồi tối về ngủ 1 giấc mà thôi. Rồi

Thu hút

Loading Cái đẹp , cái trẻ luôn có sự thu hút nhất định. Nó là một cái gì đó khó tả. Kiểu như một sự thu hút mà bản thân

Vì sao cố gắng…

Loading Dạo này cảm giác rằng mọi thứ cứ trôi đi một cách không có nhiều kiểm soát. Xem mấy bọ film giải trí và thức đêm nhiều hơn trước