Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on tumblr
Share on vk

Kế hoạch hoàn mỹ

PHẦN 11: MỘT KẾ HOẠCH QUÁ SỨC HOÀN MỸ, THỰC SỰ RẤT KHÓ THỰC HIỆN

Những năm qua, không phải là tôi chưa từng nghĩ đến việc chữa Bệnh Trì Hoãn. Tôi đã từng viết ra nhiều kế hoạch cụ thể cho mỗi ngày, thậm chí là công việc cần làm từng giờ.

Sáng:
6:00 – 6:05: Thức dậy và chuẩn bị
6:10 – 6:20: Đánh răng rửa mặt, thay đồ
6:20 – 6:25: Ra khỏi nhà
6:25 – 6:55: Chạy bộ ở công viên
6:55 – 7:15: Ăn sáng
7:15 – 8:00: Đi lên công ty
8:00 – 8:30: Học tiếng Anh ở công ty
8:30 – 8:45: Pha ly cafe và tận hưởng, chuẩn bị cho 1 ngày làm việc

Còn rất dài nữa nhưng không cần phải liệt kê ra vì chúng ta cũng có thể thấy vấn đề: Quá Mức Hoàn Mỹ!

Nhiều người trì hoãn không phải vì không có năng lực hoặc không đủ cố gắng mà vì họ theo chủ nghĩa hoàn mỹ.

Khi làm việc, họ luôn yêu cầu phải hoàn hảo nên bỏ ra tinh thần và dốc hết sức lực để khiến sự việc được làm ở mức tốt nhất, không để ra bất kỳ sai sót nào. Đối với một số lĩnh vực như tài chính hay nghiên cứu, chủ nghĩa hoàn mỹ là cần thiết vì những lĩnh vực này thường “sai một ly đi một dặm”.

Nhưng trong cuộc sống của một người bình thường, nếu dùng tiêu chuẩn chủ nghĩa hoàn hảo để lên kế hoạch làm việc hàng ngày thì đó là 1 kế hoạch rất khó có thể thực hiện.

Tất nhiên vẫn có những người có thể thực hiện được kế hoạch hoàn hảo này. Đó là những người rất kỷ luật. Sự kỷ luật này không thể hình thành ngày một ngày hai mà là sự duy trì kỷ luật nghiêm khắc với bản thân suốt nhiều năm trời.

Nhưng điều này không dành cho những người trì hoãn. Những người trì hoãn theo chủ nghĩa hoàn hảo thường có 2 đặc điểm điển hình.

Một là: khi làm việc hay lập kế hoạch đều làm chi tiết tới mức cực điểm để đạt được sự hoàn mỹ như mong muốn, nhưng lại bỏ qua tính khả thi của nó. Con người chứ không phải máy tính, không thể nào ngày nào cũng nghiêm túc theo đúng kế hoạch, kế hoạch càng chi tiết có nghĩa tính khả thi bằng KHÔNG.

Hai là: Một khi gặp phải trắc trở thì rất dễ từ bỏ. Người theo chủ nghĩa hoàn hảo khi gặp khó khăn sẽ khó chịu giống như đang vạch 1 đường thẳng tắp lại chệch một tý hay bị ai đó vẽ linh tinh trên tờ giấy trắng. Với 1 người hoàn mỹ, kế hoạch 1 ngày nếu không thực hiện được hoàn hảo thì thà không thực hiện còn hơn.

Do kế hoạch lập ra quá mức hoàn hảo, người mắc Bệnh Trì Hoãn theo chủ nghĩa hoàn hảo khi gặp phải trắc trở trong quá trình thực hiện, khả năng khó khăn sẽ càng cao. Tôi viết 6:00-6:10 dậy chuẩn bị, trong khi thường 7h còn chưa dậy nổi thì việc áp ngay lịch mới một cách cứng nhắc sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính tích cực của việc trị bệnh trì hoãn.

Ở một khía cạnh nào đó, chủ nghĩa hoàn hảo là nhân tố quan trọng dẫn tới khó khăn khi thực hiện kế hoạch. Độ khó cao tức là dễ gây ra việc 1 hạng mục nào đó trong thời khóa biểu không thể thực hiện, mà một khi gặp trắc trở kiểu này sẽ dẫn tới sự thất bại của toàn bộ kế hoạch. Vòng tuần hoàn lẩn quẩn đó khiến việc trị bệnh của họ càng thêm khó khăn.

Khắc phục “Vòng Hào Quang Của Chủ Nghĩa Hoàn Hảo” lơ lửng trên người mình là việc mà người bị bệnh trì hoãn theo chủ nghĩa hoàn hảo cần phải làm để bước ra được khỏi vòng tuần hoàn lẩn quẩn đó.

Thứ nhất, khi lập kế hoạch phải nghĩ đến tính khả thi, đồng thời trong mỗi đoạn thời gian lớn phải để ra được 1 khoảng thời gian nào đó xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện. Nếu mọi chuyện thuận lợi, thì khoảng thời gian cơ động đó có thể dùng làm phần thưởng cho chính bản thân mình.

Vì vậy, tôi quyết định viết ra 1 kế hoạch mới:
Buổi sáng:
6:00 – 6:05: Thức dậy
6:10 – 6:20: Đánh răng rửa mặt, mặc đồ
6:20 – 6:25: Ra khỏi nhà
6:25 – 7:00: Chạy bộ quanh công viên
7:00 – 8:00: Đi làm
8:00 – 8:30: Học tiếng Anh
8:30 – 8:45: Mở máy tính, pha cafe
8:45 – 9:00: Thời gian cơ động

Trong lịch mới, tôi dành 15 phút từ 8:45-9:00 để làm thời gian cơ động. Nếu những việc trước đó có việc nào chưa được hoàn thành đúng giờ thì tôi sẽ dùng thời gian cơ động để bù đắp. Tuy nhiên, tính khả thi của thời gian biểu này vẫn còn quá thấp: Mỗi công việc phải làm sau khi thức dậy đều phải được phân bổ vào một khoảng thời gian cụ thể, bố trí quá chi tiết. Trong cuộc sống hiện thực, con người ta không thể cứ cầm thời khóa biểu để làm việc. Vì vậy rất cần đến điểm thứ hai.

Thứ hai, gộp tất cả những việc nhỏ lại với nhau để thời gian biểu nhìn gọn gàng hơn.

Vì vậy, tôi chỉnh lại:
Buổi Sáng:
6:00 – 6:30: Dậy, ra khỏi nhà
6:30 – 7:00: Chạy bộ
7:00 – 7:20: Ăn sáng
7:20 – 8:00: Đi làm
8:00 – 8:30: học tiếng Anh
8:30 – 9:00: thời gian cơ động
9:00: Bắt đầu làm việc

Thời gian biểu này đã rất đơn giản, rõ ràng. Những công việc lặt chi tiết quá (VD: dậy, mặc đồ, ra khỏi nhà…) đã được tổng hợp vào 1 hạng mục lớn hơn. Như vậy giúp dễ nhớ công việc hơn và khi thực hiện cũng dễ dàng hơn nhiều.

Nhưng thời gian biểu này liệu có thể thực hiện không?

Vẫn KHÔNG!

Tại Sao?????

(Tuổi Trẻ Không Trì Hoãn)

More post

Một buổi chiều

Dạo này tâm trạng không thể nói là tốt hơn hay là xấu hơn. Luôn là những sự vận động, thay đổi không ngừng bởi những chuyện xảy ra xung

Buồn làm sao buông?

Ngẫm về những điều chưa biết, thì cảm thấy bế tắc thực sự. Có lẽ người ta gọi là khủng hoảng tuổi trung niên cũng nễn. tìm trong kí ức

Hạnh phúc ??? – Nguyễn Tuấn

Biết bao nhiêu người đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng tôi xin chia sẻ một câu nói hay của Mahatma Gandhi để suy nghĩ thêm. Trước

Chơi Vơi

Đôi lúc ngẫm nghĩ lại cuộc sống hàng ngày chỉ quanh quẩn đi làm, đi cafe hoặc gặp gỡ bạn bè rồi tối về ngủ 1 giấc mà thôi. Rồi

Thu hút

Loading Cái đẹp , cái trẻ luôn có sự thu hút nhất định. Nó là một cái gì đó khó tả. Kiểu như một sự thu hút mà bản thân

Vì sao cố gắng…

Loading Dạo này cảm giác rằng mọi thứ cứ trôi đi một cách không có nhiều kiểm soát. Xem mấy bọ film giải trí và thức đêm nhiều hơn trước