Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on tumblr
Share on vk

Cuộc chiến phòng họp

“Đôi khi em ước sếp của em chịu ngừng cắm đầu vào làm việc, mà bỏ ít thời gian ra để đi học các khóa học về CEO,Branding. Vào đây đọc bài rồi nhìn vào doanh nghiệp em đang làm việc, thấy đi sai hướng tè le”.
Trên đây là comment của một bạn sau khi đọc bài viết “Mercedes có cả xe chở rác.
Định vị thương hiệu ngày nay đã thay đổi so với khái niệm gốc cách đây 50 năm?”.

Comment này phản ánh một thực trạng rất phổ biến tại khá nhiều doanh nghiệp hiện nay: sự chênh nhau về chuyên môn + mindset giữa lãnh đạo (Chairman hoặc CEO) và các giám đốc cấp cao đứng đầu các bộ phận chuyên môn (Marketing, Content, Nhân sự, Tài chính v.v).
Sự chênh nhau này hoàn toàn tự nhiên. CEO không thể là chuyên gia ở tất cả các lĩnh vực chuyên môn. CEO giỏi là người biết dùng người giỏi hơn họ ở lĩnh vực họ không giỏi. Và không phải CEO nào cũng là thiên tài marketing như Steve Jobs hay Richard Branson. Sự chênh nhau tự nhiên này sẽ ổn thoả nếu CEO tin tưởng tham mưu chuyên môn từ CMO. Thật may mắn nếu CEO có được sự nhạy cảm và tư duy marketing sắc sảo. Nhưng không nhiều CMO hoặc brand director có được may mắn như vậy.

Trong trường hợp này, cuộc chiến phòng họp sẽ thường xuyên xảy ra.
Marketing là chi phí, đã là chi phí phải mang lại tỷ suất lợi nhuận nhất định.
Marketing là đầu tư, đã là đầu tư cần tính theo chu kỳ, thay vì đo lường hữu cơ theo từng chiến dịch.
Ngân sách marketing được phân bổ theo kế hoạch doanh thu; nhưng doanh thu lại bị ảnh hưởng và chi phối bởi ngân sách marketing.
Có sản phẩm tốt ắt có thương hiệu; nhưng ngay cả khi có sản phẩm rất tốt, tên thương hiệu cũng chẳng mấy ai hay; và kết quả sales vẫn ỳ ạch.
Và nhiều quan điểm mâu thuẫn nhau khác.

“Đôi khi em ước sếp của em chịu ngừng cắm đầu vào làm việc, mà bỏ ít thời gian ra để đi học các khóa học về CEO, Branding. Vào đây đọc bài rồi nhìn vào doanh nghiệp em đang làm việc, thấy đi sai hướng tè le.”.

Học đương nhiên tốt hơn rồi. Nhưng học hay không thì CEO hiếm ai mà không cắm mặt cả. Không cắm đầu vào chi tiết sao biết được thực tế kinh doanh diễn ra thế nào mà quản trị. Ở RMA, từ Chairman, CEO cho đến các directors cao cấp đều là những culi cắm đầu mọi lúc mọi nơi, ở tất cả giai đoạn của một dự án tư vấn.
Còn điều này thì đúng: lãnh đạo cần có đủ thời gian ngẩng đầu lên. Để biết mình còn đi đúng hướng hay không; để nhìn ra thế giới bên ngoài thị trường đang thay đổi có gì mới; hoặc ngẩng đầu lên đơn giản để có một vài khoảng lặng cần thiết. Có những lúc không làm gì cả, không phải cắm đầu lại rất cần thiết cho những big idea xuất hiện. Kinh doanh không có big idea dẫn dắt nhiều lúc trở nên cũ kỹ và nhàm chán.

CEO học ở trường đời là chính, học thêm ở lớp chuẩn sẽ lợi hại hơn. Và CEO dù phải cắm đầu cần biết lúc nào thì phải ngẩng đầu.

P/s
“Cuộc chiến phòng họp” là cuốn sách của Al Ries viết về cách thức tư duy làm marketing của CEO & CMO. Những mâu thuẫn tự nhiên về tư duy não phải & não trái của founders và người làm marketing.

Via : Nguyễn Đức Sơn fb

More post

Những đièu vẩn vơ

Có nhiều điều để nói mà khi chuẩn bị viết ra là nó lại biến đâi đâu mất hết. Để rồi suy nghĩ trong đầu vẫn quẩn quanh ở đó

Sự trớ trêu cho kẻ khù khờ

Cuộc sống đúng là trớ trêu. Cứ cho người ta suy nghĩ về những điều tốt đẹp rồi ngay sau đó lại tước đi mất. Những điều không tưởng và

Hôm nay mình đã khóc!!!

Hôm nay mình đã khóc!!!Uhm thì hôm nay là cuối tuần, đi xem một bộ film nhưng mà mình không nghĩ nó lại làm mình khóc. Nói là khóc thì

Một buổi chiều

Dạo này tâm trạng không thể nói là tốt hơn hay là xấu hơn. Luôn là những sự vận động, thay đổi không ngừng bởi những chuyện xảy ra xung

Buồn làm sao buông?

Ngẫm về những điều chưa biết, thì cảm thấy bế tắc thực sự. Có lẽ người ta gọi là khủng hoảng tuổi trung niên cũng nễn. tìm trong kí ức

Hạnh phúc ??? – Nguyễn Tuấn

Biết bao nhiêu người đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng tôi xin chia sẻ một câu nói hay của Mahatma Gandhi để suy nghĩ thêm. Trước